ĐÔI LỜI TÂM HUYẾT

Xin các bạn có đọc Blog ráng chịu khó hợp tác bằng cách viết bài hoặc ghi cho ít chữ commentaires hoặc ít lời thăm hỏi để "Blogger" còn có hứng thú làm việc tiếp....

Nhưng mỗi hôm mỗi vắng...
Người xem Blog nay đâu?
Phím nhõ buồn không gỏ,
Rượu đọng trong ly sầu....

Rechercher dans ce blog

mercredi 7 septembre 2011

Một bài Blog cũ....

Nhân soạn lại những bài của Blog năm 2007, tôi lại được dịp đọc lại bài này, mỗi lần đọc lại đều rưng rưng...
Xin phép anh Giang cho đàn em post lại cho những ai chưa đọc hay những ai đã đọc rồi mà vẫn muốn đọc lại....



Ngày 18 tháng 8 năm 2007
Đất Lạnh và tôi, ngày xưa
Giang
Tôi ở Đất Lạnh không lâu.
Hai năm, ba năm.

Rồi đi, đi không xa. Hơn ba, bốn mươi năm mới về.
Ở không lâu mà vẫn nhớ.
Thì ra, ở đời, không cần phải lâu mới giữ lại được trong lòng mình những kỷ niệm xưa, vui có, buồn có.

Xa Đất Lạnh thật lâu.

Ở bên cạnh đó sao không về?

Gần mười năm nay, có lúc đưa bạn bè về thăm trường cũ.
Thăm Laval, Đại Học Laval, thật ra để thăm lại Đất Lạnh của mình ngày xưa.
Vẫn cột cờ, có mấy con chim, vàng đỏ.
Vẫn ba cư xá, không biết đã đổi tên chưa, ngày xưa gọi là Moraud, Lemieux, Parent.
Cả résidence của ai.

Nhớ.
Nhiều lắm.
Nhớ báo Carabins.
Nhớ Résille cuối tuần,...

Nhớ người ngày xưa.
Rồi nói nho nhỏ với mình, bắt chước Đinh Hùng:
Hôm nay tôi lại về chốn này, nghe từng chiếc lá rơi trên bờ cỏ.
Mới hè, đâu lá nào đã rơi.

Năm ngoái, về thăm Đất Lạnh, đi qua Đại Học, đi từ Moraud qua nhà thờ, muốn nói với những sinh viên đi qua,
Voyez-vous, j'étais ici il y a quarante ans.

Ai có thì giờ để nghe mình nói.

Lúc đó, xa Đất Lạnh để mưu sinh.
Quên.
Quên cảnh, quên người.

Cảnh Québec những ngày đó còn hoang sơ lắm.
Québec lúc đó có gì lạ đâu em.
Lại mượn văn nữa rồi.

Chờ bao nhiêu giờ mới thấy bus Cité Universitaire đến để đi từ Haute ville về Basse ville.
Haute ville có Đại học, Place Laurier, Miracle Mart, Steinberg, có nhà nơi ai ở trọ ngày xưa, có hiệu tạp hóa gần tháp TV, mỗi lần có tiền, mấy đứa rủ nhau đi mua bia, salami, laitue về phòng đình đám.Basse ville trên đường St-Vallier có Canton, quán ăn Tàu, thực đơn tiếng Việt in Ronéo, thức ăn Việt do các anh chị đến mấy năm trước chỉ cách nấu cho chủ quán.
Ông bà chủ cọc cạch: ông chủ Tàu lúc đó đã thượng thọ còn bà chủ Còi tuổi chưa bốn mươi, nhan sắc chưa nhạt phai nhưng sao đôi mắt buồn.
Chắc cũng có thế thôi, hay có đường Scott, dọc theo St-Jean, song song với Ste-Gabrielle, nơi sống gần một năm, lúc bắt đầu có mộng thoát ly đời cư xá.

Quên thì lúc đó phải quên nhiều lắm. Quên những bài hát đầy tình tự hay thất tình của tuổi hai mươi: Kiếp Sau, Bên Kia Sông, Đây Bài Thơ Cuối Cùng, ... để trên đường đi làm ở quán ăn, nghe lải nhải từng giờ mấy câu Expo, Expo của Stéphane Venne viết cho Expo 67.
Phải đó là cơn gió lốc đang kéo mình ra khỏi đời sinh viên?

Còn quên người, nói vậy, sao mà quên.
Anh lại nói sai rồi.
Đây bài thơ cuối cùng là lời hát, chứ không phải là tựa đâu.
Ừ. Nhưng được lời, mất ý. Được ý, quên lời.

Con người cũng thật hay, nói quên nhưng thật ra là nhớ.
Thôi, tôi quên Đất Lạnh rồi.
Bảo quên đâu đã dễ gì quên.

Tôi đến với Đất Lạnh như thế đó.
Tôi đến Đất Lạnh, những năm đầu thập niên sáu mươi, lúc ở trong nước, thời cuộc còn tranh tối tranh sáng, đảo chính, chỉnh lý, xuống đường và những chuyện pháp nạn, đi biểu tình để bảo vệ các thầy.

Hai mươi năm tuổi trẻ biết cảnh chùa ra sao.

Thế rồi cũng phải theo lối xóm đi biểu tình. Mặt ngơ ngác, đứng dưới nắng chang chang cả ngày. Mới biết cái áp lực của đám đông, psychologie de masse, les chèvres de M. Séguin, effet d'enchainement, ...
Cuộc đời học sinh, ngày rằm và mồng một nào cũng phải nghỉ học.
Đâu phải để đi chùa. Cha mẹ bán đậu hũ ở chợ. Ngày rằm, mồng một, cha động viên đàn con ra chợ, chị bán, em chiên đậu. Sau đó, đậu còn lại đem làm chao, ngon lắm.
Ngày rằm, mồng một đem lại lợi tức cả tháng cho gia đình.

Những đứa đến Đất Lạnh với tôi năm đó, tuổi đứa nào cũng có thể gọi là tranh tối tranh sáng: nếu không thành nhân, không khéo có khi thành phiến loạn nữa cũng không chừng.

Mấy tháng đầu, năm mới đến, cũng tạm yên vì đứa nào cũng phải lo học, trường mới, ngôn ngữ mới. Học khoa học, bên cạnh để quyển tự điển Pháp-Việt Đào Văn Tập và Danh Từ Khoa Học Hoàng Xuân Hãn như bùa hộ mệnh.

Đến Giáng sinh, sinh viên địa phương về nhà của họ, mấy anh sinh viên du học được gom về sous-sol pavillon Moraud để trường dễ quản lý. Sau một hai ngày ăn không ngồi rồi, bắt đầu thấy ngứa tay, đang lúc muốn làm cái gì lại nghe một đề nghị hấp dẫn: Chúng mình nên viết báo tụi mày ạ.
Nhớ ngày ở Chu Văn An, gần Tết, các trường bạn đến bán báo Xuân.
Mấy cô Gia Long nói cho qua rồi đi. Độc giả của họ là học trò Pétrus Ký.
Nhưng khi mấy cô Trưng Vương tới, sao mặn mà làm sao.

Một lần có cô nói:
"Báo Xuân Trưng Vương năm nay có nhiều bài thơ hay lắm.
Mùa Xuân mùa Xuân rồi,
Người thương người thương ơi...
"Thế là các anh móc túi lấy tiền mua báo.
Hồi đó, đâu đã nghe đến chữ Marketing, sao cô bán báo giỏi quá.
Thôi, chẳng có gì lạ dưới cõi đời này.

Nhưng Tổng hội SVVN tại Québec đã có báo Đất Lạnh, làm tờ khác ai đọc?
Phải nói Việt Nam ta ở đâu cũng nhất cả.
Ở Laval lúc đó có khoảng 30 sinh viên, ít hơn Montréal 20 người, nhưng không chịu thua: Đã có Hội, phải gọi là Tổng hội mới được.
Chẳng biết có anh nào trong nhóm tôi, nói làm sao để anh chủ bút Đất Lạnh không những không kiểm duyệt nội dung còn dành cho một phần riêng trong báo.

Được nhận đăng bài tốt quá nhưng viết gì đây?
Phan phụ trách Điểm báo. Anh chàng không cao, người xứ Quảng, từ lúc đến Québec, đi salle de lecture của cư xá nhiều hơn đến lớp; đọc Paris Match, Time, Life, Newsweek nhiều hơn học notes de cours Physique atomique của Pr Larkin Kerwin;
Triều bình luận Chính Trị;
Lang viết về Hiện Sinh, trích dẫn Sartre, Gabriel Marcel, Camus, Heidegger,... nhưng không ai hiểu hắn viết gì.
Cũng có những mục không thể thiếu như Sớ Táo Quân, Tìm Bạn Bốn Phương, Thư Bạn Đọc.

Bài nhiều nhưng vẫn thiếu một bài gì có vẻ tình tự, một câu chuyện tình: tình yêu, tình phụ, tình đầu, tình giận hờn, tình học trò, ...Đâu có ai thương hay đâu dám thương ai nên biết gì để viết chuyện tình. Mấy cô đi cùng chuyến, chỉ một tuần sau đã có Mustang, Valiant dẫn đi Lac Beauport, Ile d'Orléans ngắm cảnh mùa thu rồi.
Nhìn lại trong bọn, theo tướng số, hình như đứa nào cũng có thể thành trí thức, nhân sĩ.
Vậy mà chẳng đứa nào có vẻ nhà thơ, nhà văn để viết được một vài câu ướt át "cho vừa lòng em".

Rồi một hôm Điệp mang nộp một bài cậu ta gọi là tùy bút, mang cái tựa xa vời, Kỷ Niệm (!!!). Nội dung không gì lạ: hai cô cậu quen nhau rồi xa nhau.
Bài viết như bức thư của một anh thất tình viết cho người yêu, gọi thư tình hay tùy bút cũng được. Tôi còn nhớ câu cuối, hình như là:

Anh sẽ ghi nhớ mãi, hình ảnh người con gái, lần đầu tiên anh gặp và anh đã từng yêu tha thiết trong đời.

Điệp viết văn xuôi cứ như làm thơ.
Thế là, báo của tụi tôi đã có đủ hỷ, nộ, ái, ố rồi.
Sau khi báo phát hành, nhiều người hỏi anh chàng thất tình đó là ai.

Chuyện làm báo Đất Lạnh lần đầu tiên ngày xưa đại khái như thế.
Rồi gian díu với nhau bao nhiêu năm.
Tôi nhớ bài Ca Huế tựa là Tương Tư, Thanh Tâm hát:

Chút nữa ra về
Có dang dở chi không.

Dang dở với Đất Lạnh lúc đó và cho đến bao giờ.

Về sau Đất Lạnh ra thường hơn.
Có người biết và bài gởi về nhiều hơn.
Một hôm, trong số bài nhận được có một bài thơ đến từ xa, Saskatchewan hay Alberta.
Cũng một bài thơ tình: Hai người quen nhau rồi xa nhau. Lần này người làm thơ là con gái.
Thơ gởi về đều lắm.
Để rồi quen thói, mỗi lần đến giờ tombée của tờ báo mà không nhận được bài thơ miền Tây thì cứ cố chờ.

Thời gian đi qua mau.
Sống với nhau vài năm sau đó mỗi đứa đi một nơi.
Phần đông tìm cách học cao hơn; một số tìm việc làm, lúc đó khó lắm. Có đứa học xong về nước. Mỗi đứa một cuộc sống, bị lôi cuốn theo cơn bão lốc của số mệnh đời mình.

Lang bây giờ đi công quả ở chùa hay đó chỉ là cái cớ.
Điệp lâu lâu viết tùy bút hay dịch chuyện, thường là chuyện tình, tan nhiều hơn hợp. Cả quyển tiểu thuyết hắn cô đọng lại năm, mười trang nhưng ý chính vẫn không mất. Cha mẹ sinh con, đặt cái tên cắt cớ đó làm gì để cả đời Điệp đi tìm Lan!

Giống nhau lắm nhưng đời sẽ biết
Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu.

Chơn, ngày xưa trước người đẹp, nói lấp bấp, bây giờ đứng đấu lý trước mấy chục anh tiến sĩ Đại Hàn rồi bọn chúng phải chịu thua. Học trò Ph.D. của Chơn nhiều lắm nhưng mỗi lần có việc về nước, ở chưa hết ba ngày hắn đã chạy.

Bó thân về với triều đình.
Hàng thần lơ láo, phận mình ra sao.

Uyên vẫn đi làm bồi. Lao động là vinh quang.


Quả tình đời người có số. Thành công hay thất bại, chuyện đó cũng thường.

Năm ngoái có đứa về VN, tìm mấy bạn vong niên thuở Đất Lạnh ngày xưa, đứa gặp đứa không.
Có đứa làm hồ nuôi cá, khi cá lớn cho người ta đến lấy không tính tiền vì hắn chỉ muốn cất một cái chòi trong hồ rộng để câu cá lúc trăng lên.
Trần, cũng nguời Đất Lạnh thuở tranh tối tranh sáng ngày xưa, tính cương trực, từng ở trong ban chấp hành ngày nào.
Học xong về VN liền. Mười mấy năm nay ở tù chung thân, hình như cái tội là không biết... phải không. Năm 2006, vợ con đến khách sạn phải trình bao nhiêu giấy tờ ở Lễ Tân mới gặp được bạn của chồng. Con trai hai mươi mấy tuổi, mười mấy năm không có cha. Mắt buồn nhưng vẫn còn tin có ngày cha về.
Anh ạ, chồng em mà đi tù thì cả nước phải đi tù. (1)

Hôm nay, có ai hát bài Chiều Tây Đô với tôi không?

Ngày xưa, thuở uống bia, ăn salami, gọi thức ăn ở Pen Mass, khi bạn bè chén chú chén anh, Trần và Điệp kéo nhau đi dịch sách!
Dịch cả câu chuyện của Tourgueniev mà hình như những câu dịch báo trước số mệnh của Trần:


Giờ đây khi bóng chiều bắt đầu bao phủ đời tôi, còn gì tha thiết hơn ...(À présent que les ombres du soir commencent à envelopper ma vie, que me reste- t-il de plus cher ...)


Đoạn còn lại để ai còn nhớ người bạn Đất Lạnh ngày xưa thì đi tìm.

Đối với tôi chắc cũng vậy.
Giờ đây khi bóng chiều bắt đầu bao phủ đời tôi, tôi đi Ottawa, Toronto, Québec, Sherbrooke..., kể chuyện Đất Lạnh tìm những bạn ngày xưa.

Chuyện của Trần người ta nói dễ thôi. Biết cách thì cũng xong.
Tiếng Việt sao nhiều nghĩa quá.

Chánh ở Toronto bảo người con gái làm thơ miền Tây đã có chồng.
Hầu Montréal lại nói khác:
Cô ấy đi tu từ lâu rồi, mới gặp lại hôm rằm tháng sáu.

Tôi ở Đất Lạnh không lâu.
Hai năm, ba năm.

Rồi đi, đi không xa. Hơn ba, bốn mươi năm mới về.
Ở không lâu mà vẫn nhớ.

T ơi, ai xưa về đây.
Có ở đó, mà chờ,
chờ nhau.


Giang.
tháng tám năm 2007.


(1) Bạn Trần của Chiều Tây Đô đã không còn dịp dự Retrouvailles với chúng ta nữa rồi, anh đã ra đi lúc còn ở trong tù đến nay đã sắp giáp năm (tháng 10 2010)...

mardi 6 septembre 2011

Thân chào các anh chị và các bạn,

Tôi là người không có mặt trong kỳ họp mặt hội ngộ 2011 “nhiều năm tình cũ”, nhưng tôi may mắn được theo rõi qua blog này và qua các hình ảnh được ghi lại. Tôi xin có lời cảm ơn dành cho Ban Tổ Chức, không những chỉ ba ngày họp mặt mà còn tạo hoàn cảnh để tất cả chúng ta cùng có thể tiếp tục nối lại vòng tay từ nhiều phương trời cách biệt.

Tôi rời Quebec đã lâu. Lưu lạc nhiều nơi chốn. Bốn mươi năm sau mới tìm lại được cáí cảm giác như khi còn ở quê nhà. Những bài viết cũng như những hình ảnh các anh chị và các bạn để lại trên trang blog này đã gợi lại cho tôi cái cảm giác đó, thân thương vô cùng. Xin cảm ơn tất cả. Mỗi người như một miếng puzzle nhỏ, giúp tôi gắn bó lại những gì “tưởng rằng đã quên”. Không quên một chút nào : )

Nhắn với:

Chị Hoàng Ánh ơi, em tiếc không gặp chị dịp này để mình uống cà phê cùng nhau sớm hơn. Tìm chị trong đám hình ảnh, em chỉ mất có vài giây là nhận ra chị ngay. Vẫn giáng dấp ấy chị không thay đổi.

Thúy Phượng cũng vậy. Bạn có phần hơi ốm hơn, còn thì hoàn toàn không thấy gì khác 40 năm trước. Liên Hoa cũng không hề thay đổi! Tôi có thể nhận ra hai bạn không chậm trễ.

Chị Mỹ Trang ơi, em thật sự không nhận ra chị nếu không được nhắc, nhưng nhắc xong thì em cũng nhận ra chị liền. Em phục lăn vì chị vừa làm văn sỹ cho “nhiều năm tình cũ” và lại còn là “bà bầu gánh” nữa. Hay lắm!

Hồng và Quý Phương ơi! Tôi rất nhớ hai bạn tuy rằng tôi thỉnh thoảng có liên lạc với Phương. Trông thấy hai bạn vui khỏe là tôi mừng lắm.

Thân chào các anh chị và các bạn.

Vũ Hoàng Thục

dimanche 4 septembre 2011

PHÓNG SỰ HỌP MẶT LAVAL 2011 – CHANTECLER

Nguyễn Đình Cường
THỨ SÁU, 05 AOUT 2011
Năm giờ rưỡi chiều thứ sáu, bước vào Salle Seigneurie II, phóng viên đã thấy các chị Đan Tâm, Bích Liên, Kim Anh, Minh Ngọc thướt tha trong những tà áo dài đầy màu sắc rực rỡ. Những tà áo phất phới, với những kiểu cắt, design khác nhau trong vui mắt vô cùng. Một số các chị khác trong các bộ âu phục, jupe, pantalons, chemises, blouses khác cũng không kém phần duyên dáng. Mỗi người mỗi vẻ.
Phía bên đàn ông, ngoại trừ Nguyễn Bình, Hồ Sĩ Tuấn Dũng và Nguyễn Đình Cường trịnh trọng trong tenue de soirée, complets & cravats, như lời dặn trong điện thư của anh phó trưởng BTC Nguyễn Trọng Nghĩa, còn đa số các anh khác, theo lời dặn của anh trưởng BTC Nguyễn Văn Nhi, đã chọn “tenue sportive” để cho hợp với không khí thân mật của buổi văn nghệ bỏ túi Karaoké và danse sociale của tối thứ sáu. Lời dặn của anh trưởng ban nặng kí hơn anh phó trưởng ban, nên chỉ thấy ba bộ complets là ngoại lệ.
Để chuẩn bị cho buổi tiếp tân 5 à 7, trên bàn dài, đã sắp sẳn những đồ ăn nhẹ và jus. Nào là giò lụa, giò thủ, celery, carottes, dips & chips. Những dĩa bài thật xinh xắn. Đây là một trình bày và sấp xếp khéo léo của các chị, quí phu nhân của thành viên BTC. Đan Tâm & Compagnie đã chu đáo mọi việc.

Trong phòng khá đông người. Nào là những khuôn mặt quen thuộc của nhóm sinh hoạt Noël hàng năm: Nguyễn Văn Nhi và Đan Tâm, Nguyễn Đình Cường và Minh Ngọc, Nguyễn Trọng Nghĩa và Bích Liên, cặp song thân Thu & Thu, Đỗ Văn Hạnh và Hà, Nguyễn Bình và Hạnh, Nguyễn Trí Hiếu và Denise...
Rồi đến Dương Tâm Chí, Phạm Thành An & Trâm, Lê Phan Phụng và Lan Thương, Trương Phạm Đức & Josée, chị Ân, anh Trần Khánh Thoại (promo 63-67) và Nicole....
Người về từ Hamilton. Lúc mới vào salle, bắt tay anh Sơn, mà không nhận ra chàng. Anh Sơn, bây giờ ít tóc hơn nhiều, nên khó nhận ra. Đến lúc anh nói tên mới sực nhớ ra nickname Sonny, cầu thủ bóng đá đội A Laval. Chị Phương, thì không thay đổi mấy so với khi gặp lại chị vào tháng chín năm 2008 ở Montréal. Nhớ năm nào, chị Phương là một trong những tay vợt badminton của đội Laval. Mà nếu nhớ không lầm, chị cũng là một thành viên của ban hợp ca Québec trong những buổi văn nghệ tất niên.
Nói đến Hamilton mà lại không nói đến Kingston là thiếu sót vô cùng. Từ đàng xa, đã thấy Ông lái đò Bùi Văn Tâm (promo 63-67) và chị Hồng đang tươi cười nói chuyện với các bạn. Anh Tâm thì gầy đi nhiều so với bốn năm trước, khi gặp ở Họp Mặt Laval 2007 – Québec. Hỏi anh tại sao gầy thế, phóng viên nghe anh trả lời thì biết vậy. Nhưng trong lòng thầm nghĩ, quái, đi bộ một ngày vài tiếng đồng hồ thì không thể gầy đến thế được?  Không biết có phải là Ông lái đò quá “stresse” vì hằng ngày phải tìm những bài thơ, để tặng người đã lên con đò năm xưa không, hay là hằng ngày phải phục dịch “bà chủ” sai phải cắt cỏ, trồng hoa trong vườn hoa tình ái?
            Tình tôi như đóa hoa hồng
            Ở mương oan trái, trong lòng tịch liêu.
            Kinh đô cát bụi bay nhiều
Tìm đâu thấy một người yêu hoa hồng?
Thơ Nguyễn Bính
Đang lấy thức ăn, một khuôn mặt khã ái với mái tóc quăn, tươi cười chào hỏi phóng viên. Bắt tay chị, mà ngẩn ngơ không tài nào nhớ ra tên chị. Nghĩ mãi, đến gần một phút, vẫn chưa nhớ ra tên chị, chỉ biết là, một khuôn mặt thật quen thuộc trong quá khứ. May sao, với một câu nhắc khéo của anh Tâm, thế là nhớ ra ngay. Hóa ra là chị Bùi Hoàng Ánh (promo 68-69). Năm xưa, nữ sĩ họ Bùi với mái tóc dài, một tay điếu thuốc lá, một tay đàn, là cả một hình ảnh lãng mạng của Québec tình nồng. Nhưng ấn tượng nhất, vẫn là giọng ngâm thơ của chị. Một giọng thơ truyền cảm hơn cả giọng Hoàng Oanh. Có lẻ giọng của chị không kém gì Hồng Vân, người được mệnh danh là cơn đột phá của ba miền trong những năm cuối thập niên 60. Bốn năm trước, họp mặt Laval 2007 ở Québec, chị Hoàng Ánh bận không đến được. Năm nay, may quá, con chim bạch yến đã quay từ Pháp về họp mặt với bạn đồng môn.
....Ngày mai em đi chắc trời mưa mau. Mưa thì mưa, em cũng không bước vội...

Ơ kìa, trong áo veste đen, ai trong giống chị Hà (vợ anh Đỗ Văn Hạnh – promo 71-75) thế nhỉ? Nhìn kỷ lại, thì không phải chị Hà mà là chị Thúy Phượng (promo 71-75), người được mệnh danh là Ngọc Giàu Québec. Bốn mươi năm trước, cùng với tiếng đàn của Sáu Tửng Lê Phát Hải, tiếng hát vọng cổ của cải lương chi bảo Thúy Phương đã làm xé nát lòng người...
Đến từ Houston, ngoài chị Thúy Phương, còn có vợ chồng Quang Rùa (promo 71-75) & Trang. Bây giờ Quang Rùa đạo mạo hẳn ra. Lâu không gặp ông hang xóm lầu 5 – Aile A parent, nhắc lại chuyện ăn snack mì chiên những buổi tối soạn bài thi thật là vui.
Năm ấy, anh Quang đang bận học thi, mà bên phòng phóng viên nấu mì chiên mùi thơm lừng, tiếng cười đùa ồn ào, làm chàng Rùa bực mình, gỏ cửa phòng ông hàng xóm để sữa lưng bạn hiền. Vừa mới gỏ cửa, chưa kịp hục hặc, thì ông hàng xóm đã vồn vã mời nhập bọn để ăn mì chiên, thế là chàng Rùa đang bực mình cũng cảm thấy vui lây. Cái thời sinh viên là thế đấy.
Trong phái đoàn Houston, còn có anh Lê Đình Nam (promo 64-68) và chị Quỳnh Dao. Nhận được điện thư của anh Lê Đình Nam vài lần, nhưng chưa bao giờ nhớ mặt anh Nam mặc dù anh đã có về họp mặt 2007 ở Québec. ĐÂy là lần đầu tiên gặp anh và chị Quỳnh Dao. Hai anh chị nói nhỏ nhẹ hiền lành. Nhớ lại bốn năm trước, trong bài viết dư âm họp mặt 2007, văn sĩ họ Lê đất Houston viết vi vút lắm.
Cali có Võ Văn Đạt, Việt Mập và Khổng Trung Đồng. Năm nay, Đạt và Việt vì lý do sức khỏe nên không thể đến dự họp mặt với anh em. Nhìn lại hình cũ, Võ Văn Đạt, trong kỳ họp mặt 20 năm tình cũ HỌP MẶT LAVAL năm 1991 ở Orford, mà long cảm thấy bùi ngùi.

Đến từ San José có Khổng Trung Đồng và chị Kim Anh. Trong chiếc áo dài vàng thướt tha, Kim Anh trong ban tiếp tân, hoạt bát không thể tả. Còn Khổng Trung Đồng alias Hồng Hài Nhi, sau 36 năm mới gâp lại, bây giờ mất hết baby face, chàng đạo mạo hơn nhiều, nhưng vẫn tiếu lâm như dạo nào.
... Đồng kể chuyện về Việt Nam.Sợ uống nước ở ngoài không được sạch. Đòng đòi uống nước dừa. Đang say sưa hút nước dừa, Đồng nhận ra là trong chậu nước vàng khè ấy, có những ống hút nhựa (straw) nỗi lềnh bềnh. Hóa ra bà bán nước dừa, sợ phí của,recycle những ống hút, đem rửa đi, rồi lại mời khách khác dùng....
Phái đoàn Ottawa, ngoài anh Trần Minh Dũng (promo 68-72) và chị Xuân Mai, người ca sĩ khả ái của Hầm Lú năm nào, còn có Trình Trí Đình và Hoàng Liên Hoa. Bây giờ, Trình Trí Đình, chàng trai trung học Nguyễn Đình Chiểu, văn sĩ miệt vườn của xứ Mỹ Tho, đã lên chức chủ tịch của hội...người đợi chờ người...(bản dịch Việt ngữ, nguyen bản Anh Văn xin lien lạc đương sự).
...Sáu giờ chiều, văn sĩ miệt vườn đứng chờ vợ từ tòa nhà cao ốc để cùng đi về. Phone vô, nàng nói..Em đang soạn đồ, 5 phút nữa em xuống ngay...6h30...Cũng chưa thấy đâu. Rồi 7h00...Mãi đến 7h15, mới thấy bong hồng xuất hiện...Nàng nhoẻn cười..Em đang dỡ tay, làm xong cái fichier cho xong. Ôi nụ cười tươi làm sao...75 phút chờ đợi cũng đáng công...
Sau gần hai tiếng đồng hồ trò chuyện vui vẻ trong phòng tiếp tân Seigneurie II, hơn bảy giờ mười lăm phút, mọi người  lục tục rủ nhau vào phòng ăn Tre Monti dùng cơm tối. Tám người một bàn, từng bàn, từng bàn, câu chuyện nỗ như pháo rang. Thật là vui vẻ. Món ăn ngày thứ sáu, có 2 choix, một là pasta, hai là poulet. Món nào cũng được, nhưng không bằng ngày thứ bảy. Service của ngày thứ sáu cũng chậm. Nhưng không quan trọng lắm, trong bầu không khí vui vẻ gặp lại bạn bè, service chậm một tí, mọi người càng có cơ hội để trò chuyện cùng nhau.
Sau khi dùng dessert và café sau, khoảng chín giờ tối, mọi người quay về phòng Seigneurie II, để bắt đầu sinh hoạt văn nghệ bỏ túi Karaoké và danse sociale.
Trong salle, nhạc tour điệu Rumba, Cha Cha Cha và Tango làm không khí khá vui….
Nguyễn Đình Cường, người MC junior, được đề cử làm hoạt náo viên của buổi tối. Rất nhiều anh chị, vui vẻ nhận lời hát cho bạn bè nghe.
Mở đầu chương trình, MC giới thiệu bài 60 năm cuộc đời của Y Vân do tất cả cựu SV promo 70-71 hát. Đông và vui quá chừng, nào chị Hồng, Phương, Hoa, Phượng, Thu..còn có các anh Nhi, Đồng, Nghĩa, Hạnh, Thu, Hiếu…có lẻ lên đến hơn hai mươi mấy người. Vừa hát vừa nhún nhảy, bầu không khí đã bắt đầu hâm nóng…
Sau đó. MC lại giới thiệu Nguyễn Bình trong bài Mộng Dưới Hoa. Xưa nay, Nguyễn Bình hay hát bài Hoài Cảm, nhưng 60 mùa thu đã trải dài trên mái tóc, sợ làn hơi không lên được cao như trước đây, Bình đã thay bài Hoài Cảm bằng bài Mộng Dưới Hoa. Nguyễn Bình tương đối có giọng. Cố gắng vài năm nũa sẽ hát song ca với Đặng Thế Luân.
Tiếp đến là tài danh Đỗ Văn Hạnh, trong bài Phượng Hồng của Vũ Hoàng. Giọng hát của Hạnh cho ta nhớ lại mối tình đầu của năm 18 tuổi. Chắc năm ấy, người học trò Hội An yêu thầm nhớ trộm nhiều cô bạn gái lắm mà không dám ngỏ lời.
…Những chiếc giỏ hoa chở đầy hoa phượng…
…Chùm phượng vĩ em cầm là tuổi tôi mười tám…
…Thuở chẳng ai hay mối tình đầu…
Sau tiếng hát của Đỗ Văn Hạnh, là một mục đặc biệt, MC giới thiệu chị Thúy Phượng trong bản vọng cổ…Ai ra xứ Huế…mà 40 năm trước, Ngọc Giàu Québec đâ từng hát bài vọng cổ này làm xao xuyến lòng người Laval.
…Nếu chiều nay có ai về thăm xứ Huế.
    Hảy nhặt giùm tôi cánh phượng rơi từng độ gió đông… về…
Tiếp nối, là bản Thu Vàng của Cung Tiến qua sự trình diển của đôi song ca Đan Tâm & Như Anh. Hai giọng ca rất ăn khớp. Chắc hai chị đã dợt suốt ngày thứ năm rồi, nên đến khi trình diển rất nhịp nhàng…
            Mùa thu vàng tới là mùa lá vàng rơi
            Và lá vàng rơi, khi tình Thu vừa khơi
Nhặt lá vàng rơi, xem màu lá còn tươi
Nghe chừng đâu đây màu tê tái
Rồi rất nhiều các anh chị khác ra hát, cặp song thân Thu Thu, mỗi người hát một bài, Nhi và Đồng song ca một bài….
Để thay đổi chương trình, phần karaoké tạm dừng lại. Nhạc tour và danse sociale bắt đầu. Khi nhạc Cha Cha Cha, Tango và Rumba trỗi lên, mọi người đều ra sàn nhảy. Anh Phạm Cơ và chị Thuận vui vẻ trình bày đủ mọi vũ điệu. Như Valentino.
…Lúc này thì không khí thật là vui vẻ…
Bốn mươi lăm phút sau, trở lại phần nhạc karaoké, các anh chị ghi tên hát rất nhiều.
Mở đầu phần hai, ông Lái Đò Bùi Văn Tâm hát bài « Đôi mắt người Laval », một phóng tác thật vui.

Rồi đến một cống hiến đặc biệt của chị Hoàng Ánh trong một bài thơ của Lưu Trọng Lư. 40 năm sau, mái tóc dài không còn nữa, nhưng giọng ngâm của nữ sĩ họ Bùi vẫn xuất sắc. Ai cũng phải khen là giọng ngâm của chị Ánh ngang ngữa Hồng Vân. Nghĩa là một giọng ngâm, ta chỉ muốn nghe vài bài liên tiếp. Một bài nghe chưa đủ thấm.
Tiếp nối, là bài Nữa hồn thương đau của Phạm Đình Chương qua tiếng hát Xuân Mai, một giọng ca quen thuộc, điêu luyện, lôi cuốn người nghe…
…Nghe tình đang chết trong tôi...Cho long tiếc nuối xót thương suốt đời….
Sau đấy, rất nhiều người hát…
Viết bài này, MC có nhờ phóng viên xin lỗi các chị Liên Hoa, Thu và Hạnh đã quên không giới thiệu các bài Ai ra xứ Huế (của Duy Khánh), Sầu đôngTình
Đến 12 giờ đêm, vì lý do kỹ thuật, đêm văn nghệ phải chấm dứt, để BTC có thì giờ sửa soạn cho chương trình ngày thứ bảy.
Tóm lại, buổi tối thứ sáu, về mặt sinh hoạt, không khí cởi mở, bạn bè rất gần nhau, vui vẻ không cùng. Một dấu hiệu tốt đẹp cho ngày họp mặt thứ bảy.
THỨ BẢY, 06 aout 2011
Trên danh sách ghi tên cho ngày thứ sáu có đến 55 người. Danh sách cho đêm thứ bảy lên đến 92 người. Đủ mọi promo, từ trưởng tràng, đại sư huynh Nguyễn Ngọc Định (promo 59) đến tiểu sư muội Tạ Tố Quyên (promo 84). NGười đến từ Pháp, Cali, Houston, Virginia, Hamilton, Kingston, Ottawa, Québec, Brossard và Montréal.
Theo chương trinh, trong ngày thứ bảy, có rất nhiều tiết mục: tennis, volley-ball, lunch Bar-B-Q, ateliers trang điểm và dưỡng sinh, souper, văn nghệ và danse sociale.
AMERICAN BREAKFAST
Tám giờ sang thứ bảy, đi từ phòng xuống lobby, đi ngang couloirs để về phòng Tre Monti để ăn sang, thì đã thấy mùi bacon sực nồng. Phóng tầm mắt nhìn, thì thấy quay quần trong một góc phòng, anh chị em Laval đã ngồi chung với nhau trong năm sáu bàn, chuyện trò rất vui vẻ.Dư âm của buổi tối văn nghệ bỏ túi thứ sáu vẫn đâu đây.
Vào phòng, phóng viên chào hỏi mọi người, và ngồi chungvới hai cặp vợ chồng người bạn. Bắt đầu ra comptoir lấy thức ăn, American breakfast, croissant, œufs, bacons, beans, fruits, jus. Vừa ngồi vào bàn, nghe anh bạn nói với anh kia : 
« Sao hôm qua phòng anh ồn quá vậy? Tôi cứ nghe tiếng động cả đêm! ».
Anh kia trả lời :
« Ồn đâu mà ồn, phòng anh lịch kịch cả đêm thì có, làm tôi mất ngủ! ».
Hóa ra, phòng hai anh sát cạnh nhau. Chắc cả hai anh là người khó ngủ nên mới thấy phòng bên cạnh ồn ào. Chứ nếu đã ngủ say, thì làm sao mà nghe thấy tiếng động phòng bên cạnh được. Hai anh phiền trách nhau, mà ánh mắt cả hai đều có nét vui vẻ.
Khổ quá, mất ngủ mà mặt hai chàng cứ tươi rói. Hay là đêm hôm qua, dưới cái không khí lãng mạng của Chanteclerc, hai chàng nổi hứng văn nghệ, tập hát karaoké…Trăng sáng vườn chè…cho người em gái dải yếm đào nghe.
Đêm nay mới thật là đêm….
TENNIS
Ăn sáng xong, để mở đầu phần thể thao, trên sân tennis, từ 9h30 sáng, đã có các tay vợt Phạm Cơ, Trịnh Lê Chí Thiện, Nguyễn Văn Nhi, Nguyễn Bình và hai tay quần vợt nữ Hạnh và Sarah.
Đánh qua đánh lại vài hiệp, tay vợt Nguyễn Bình nổi hứng, đòi cá độ với Hai Lúa Nguyễn Văn Nhi. Kết quả trời không chiều lòng người, ca sĩ Nguyễn Bình, tối hôm trước mãi mê hát bài…Mộng dưới hoa để tặng cô sơn nữ Phà Ca…, sáng thứ bảy thiếu ngủ đuối sức, bị thất bại dưới tay Hai Lúa. Thất bại, Nguyễn Bình hứa phải đãi Hai Lúa một chầu cơm Tàu.
Nếu Hai Lúa phân vân, chưa biết chọn tiệm cơm Tàu nào cho ngon, phóng viên xin giới thiệu tiệm « Sing Sing » trên đường Sauvé & De Lorimier với các món : gỏi tôm hùm, canh chua cá, cánh gà chiên Thái Lan, đậu hủ muối tiêu, cua lột, ếch xào, cơm chiên cá mặn…Cam đoan là ngon : Tong Por, Tong Shing, Xin Jing Hua, Kam Fung, Foo Lam không sánh bằng.
LUNCH BAR-B-Q
Sau màn tennis, đến 12h00 trưa, là bắt đầu bữa lunch Bar B-Q trên terrasse. nguyễn Văn Thu, ủy viên tài chánh của BTC, rất đắc lực trong việc điều hành pjiếu ăn lunch đưa cho mọi người. Trên Terrasse, nhan viên của Chanteclerc đã bài sẳn comptoir: hamburger, fries, salad, trông thật mát mắt. Lấy thức ăn xong, mọi người vui vẻ ngồi cạnh nhau, trên những bàn dài có xếp sẳn trái cây do các chị Tâm, Ngọc, Thuận phụ trách. Đông đủ mọi người, có lẽ đến hơn 65 người. Cảnh đẹp, bạn hiền, chuyện trò vui vẻ, một sinh hoạt tập thể rất náo nhiệt.

AUTRES ACTIVITÉS
Sau bữa lunch Bar B-Q trên terrasse, vào khoảng 2 giờ trưa, trong salle Seigneurie II, hai chị Xuân Mai và Hoàng Ánh đã nhờ anh trưởng ban văn nghệ Trần Mộng Cương dợt lại các nốt nhạc để sửa soạn cho hợp với những bài trình diễn tối nay.
Song song lúc ấy, để tưởng nhớ lại những màn giải trí ở Campus Laval, thể theo lời yêu cầu của Hồng Hài Nhi Khổng Trung Đồng, một bàn poker đã bày ra trong phong Seigneurie II giữa Phạm Thành An, Khổng Trung Đồng, Nguyễn Văn Nhi và Nguyễn Đình Cường. Kết quả, là Phạm tráng sĩ, người hùng xứ Baie-Comeau đã gồm thâu hết láng của ba bạn hiền.
Phóng viên tự nhũ, thua Phạm Thành An là vì đang mãi mê nghe giọng ngâm nức nở của chị Hoàng Ánh trong bài Nghiêng Nón và giọng chị Xuân Mai dợt bài..Anh còn nợ em...chứ bình thường, với xì phé, thì, thức khuya mới biết đêm dài, không biết mèo nào cắn mỉu nào...
VOLLEY BALL
Để tiếp nối sinh hoạt thể thao, vào khỏang 3 giờ chiều có màn volley ball. Mặc dù sân hơi dốc và nguy hiểm, nhưng vì yêu nghề, các cầu thủ Bùi Văn Tâm, Dương Tâm Chí, Nguyễn Bình, Hồ Sĩ Tuấn Dũng, Đổ Văn Hạnh, Nguyễn Van Nhi và Thân Đức Thiện đã có mặ trên sân banh. Ngoài các cầu thủ trên, còn có Sonny Hamilton làm ũng hộ viên đặc biệt.
Theo một nguồn tin đáng tin cậy, trên sân volley ball có màn cá độ ...bière...giữa hai đội: (i) một bên là Bùi Văn Tâm, Dương Tâm Chí và Nguyễn Bình (ii) một bên là Nguyễn Văn Nhi, Hồ Sĩ Tuấn Dũng và Thân Đức Thiện. ĐẤu qua đấu lại, services “Trìng Giảo Kim ba búa” của 40 năm xưa không ứng nghiệm, Lái đò Bùi Văn Tâm, Dương Đại Gia và ca sĩ Nguyễn Bình, thua đội của anh Hai Lúa.
Phóng viên tự hỏi, không biết Hai Lúa sửa soạn thế nào, mà volley ball cũng ăn, tennis cũng ăn. Tổ đãi Hai Lúa chăng? Hay là tại vì Hai Lúa khôn ngoan có sửa soạn sẳn, từ 7h sáng sớm, đã tập Tài Chí và Khí Công Sa Long Cương?
ATELIERS TRANG ĐIỂM VÀ DƯỠNG SINH
Sau màn volley ball, đến một tiết mục hấp dẫn khác cho nữ giới, đó là atelier trang điểm do chị Diệp, phu nhân của TLCT phụ trách. Theo tin tức hành lang cho biết, hình như có 8,9 chị ghi danh. Dưới tài trang điểm của Trịnh Lê phu nhân, các chị dự atelier, mấy chục phút đồng hồ sau, người nào cũng…một khuôn mặt duyên dáng, một đôi mắt tươi sáng, một nụ cười rực rỡ, nổi bật với một làn da mịn màng…y như lời quảng cáo trên Blog HOPMAT.
Mục trang điểm thành công, atelier Dưỡng Sinh cũng không kém phần đặc sắc. Phần này, có các anh Trịnh Lê Chí Thiện, Nguyễn Ngọc Định và trình Trí Đình phụ trách. Riêng chàng Trịnh Lê, trong bộ đồ trắng, coi trẻ trung như Trương Thúy Sơn của Võ Đang ngày nào trên Băng Hoả Đảo với Hân Tố Tố. Atelier Dưỡng Sinh hấp dẫn quá, kéo dài, suýt chút xíu là trể phần văn nghệ.
SOUPER DANSANT – SALLE SEIGNEURIE II
Từ 5 giờ chiều, trong phòng Seigneurie I, nhân viên của Chanteclerc đã bắt đầu sửa soạn 96 couverts bày trên 12 bàn. Trông rất đẹp mắt. Về phần trang trí, tài danh Đỗ Văn Hạnh & Compagnie đã trang trí cho phòng có màu sắc họp mặt rực rở hơn. Biểu ngữ Họp Mặt 2011 đã dán trên sân khấu và xung quanh các bức tường.
Đến 7 giờ tối, như đã định sẳn, mọi người đã bắt đầu vào salle đầy đủ. Ban tiếp tân Đan Tâm, Sarah, Kim Anh, Bích Liên, Minh Ngọc và Nguyễn Đình Cường rất đắc lực. Trên mỗi một enveloppe có đề tên sẵn khách và số bàn cùng phiếu chọn thức ăn saumon, poulet ou végétarien. Việc sấp bàn theo ý kiến BTC thật ổn thỏa, ngoại trừ một hai thay đổi nhỏ vào giờ chót.
Nói chung, về phần ẩm thực, tối thứ bảy, thức ăn vadàessert ngon. Services rất tốt. Trên 12 bàn, 96 người ngồi nơi khác nhau chuyện trò nổ như pháo rang.
Để mở đầu chương trình cho buổi tối văn nghệ thứ bảy, anh Phạm Cơ, đại diện cho BTC đã đừng lên sân khấu giới thiệu vài câu ngắn về các thành viên BTC. Mọi người vỗ tay cổ võ cho sự đóng góp của BTC.
Sau đấy, anh Phạm Cơ nhường micro lại cho anh Nguyễn Ngọc Định, người trưởng tràng của Laval. Với một lối ăn nói tếu, vui vẻ, của những chàng Chu Văn An ngày xưa, anh Nguyễn Ngọc Định, nói về đau khổ của những người « retraités », về nhà, suốt ngày phải hầu « bà chủ » thành ra còn « stressed » hơn lúc đi làm nhiều. Lúc đi làm ở sở, còn có syndicat, union, còn griefs này nọ phiền trách xếp, chứ về hưu, về nhà, bà chủ sai đâu thì cứ răm rắp mà làm. Không có kiện cáo vào đâu được. Lộn xộn là ốm đòn.
Anh lại nói, nếu anh nào chưa có « bà chủ » thì lại « sressed » hơn vì phải đi kiếm « bà chủ ». Anh lại nói tiếp, khổ một nỗi là kiếm được « bà chủ » rồi, cái stress nó không giảm xuống mà lại có phần tăng hơn, vì các anh may mắn kiếm được « bà chủ trẻ » lại còn stressed hơn vì phải tìm đủ mọi cách để phục vụ đắc lực mấy bà chủ trẻ đẹp này. Anh nói có duyên quá làm cả phòng cười ầm lên.
ĐỂ tiếp nối chương trình, phóng viên Nguyễn Đình Cường lên giới thiệu vài câu về nhưng anh chị em Laval thường đóng góp cho văn nghệ Québec và Đất-Lạnh, điển hình là anh Đặng Vũ Thế Hiển. Nhà thơ Đặng Vũ lên sân khấu nói về người đàn anh đã khuất Vũ Kiện và ngậm ngùi ngâm một hai đoản khúc cề những con đường St-Cyrille, Grande-Allée quen thuộc của SV Laval.
Sau anh Đặng Vũ Thế Hiễn là bắt đầu màn văn nghệ đặc sắc do gánh hát của bà bầu show Bùi Mỹ Trang và nhạc trưởng Trần Mộng Cương.
Nhạc sĩ họ Trần, ngày xưa ở Québec đã là một cây đàn guitar khá quen thuộc, mấy mươi năm sau, dưới sự khuyến khích của bầu Mỹ Trang đã luyện đàn keyboard đến mức danh trấn giang hồ. Hoàng Dược Sư của Đào Hoa Đảo giỏi đến thế là cùng. Gần chục năm nay, Trần đã đứng tổ chức văn nghệ hơn 100 tiệc họp mặt của CVA, Trưng Vương đã làm hài lòng bạn hữu các miền Mộng Lệ An và Rive-Sud. Tối HM thứ bảy, nhạc sĩ họ Trần đã chơi liên tiếp gần 40 bản nhạc, gần như không ngừng tay, mặc dù hôm thứ sáu phải đi chantier ở Beauharnois. Thật là một thành quả rất đáng khen.
Năm nay gánh hát của bầu Trang rất hùng hậu, ngoài nhạc trưởng Trần, còn có 5 tiếng hát nữ Mỹ Trang, Ngọc Diệp, Mỹ Hương, Bích Kiều và Tố Quyên và 4 tiếng hát nam Ngọc Việt, Trọng Quyền, Thiêm Phú và Nguyên Hân. Ngoài ra đoàn hát có caméraman Phạm Ngọc Việt phụ trách cho phần hình ảnh.
Phần điều khiển chương trình, ngoài MC duyên dáng Mỹ Trang, còn có 2 MC quen thuộc Ngọc Việt, Trọng Quyền và MC junior Nguyễn Đình Cường đại diện cho BTC.
Mở đầu chương trình văn nghệ, MC Mỹ Trang giới thiệu toàn ban văn nghệ hợp ca bài Ly rượu mừng.

Tiếp nối là phần song ca của Ngọc Diệp và Mỹ Trang trong bài Về đây nghe em trong điệu Bolsa Nova. Hai tiếng hát nhịp nhàng khá ăn khớp.
Năm giọng nữ Mỹ Trang, Ngọc Diệp, Mỹ Hương, Bích Kiều và Tố Quyên mỗi người mỗi vẽ. Mỗi người hát hai ba bài. Mỗi bài là một thể điệu khác nhau. Nhiều quá không nhớ hết nỗi. Trang phục thật là hấp dẩn. Mỗi một bài, ca sĩ lại thay một robe, áo dài khác nhau. Dàn cảnh cứ như Paris By Night hay Asia.
Ngọc Diệp trong bài Hà Nội ngày tháng cũ của Song Ngọc đưa ta về một Hà Nội với êm đềm của ngày tháng cũ, có người em gái cất tiếng oanh vàng bên bờ tường vi, có dáng áo trắng Trưng Vương khi tan trường về, có cơn mưa phùn bay ngang phố Hàng Đào, hai người tình cùng đội mưa mà đi.
Mỹ Trang trình bày nhạc phẩm Chỉ một mình em thôi của Thái Thịnh trong thể điệu Cha Cha Cha…Chỉ có em mà thôi, thấp sáng con tim chàng….
Hơn bốn mươi năm trước đây, Ngọc Diệp, Thúy Phượng và Mỹ Trang là những cô gái Trưng Vương yêu kiều. Nhớ năm nào, có người nhạc sĩ thích cô bạn gái Minh Ngọc, cô học trò Trưng Vương, đã làm bài hát Giáng Ngọc.
Nhạc phẩm Biển Cạn, điệu slow buồn của nhạc sĩ Nguyễn Kim Tuấn được trình bày bởi tiếng hát Tố Quyên (promo 84-Médecine).
-       Khi giấc mơ tình ái không còn, biển khóc than với người tình ở lại. Vắng em, sóng vổ não nề, hải âu không buồn xoải cánh quay về, biển xanh khóc hết nước mắt trở thành biển cạn….
Hai giọng ca nữ trẻ trung Mỹ Hương & Bích Kiềutrình bày liên khúc Muộn Màng của Sĩ Đang qua điệu Disco.
….Lang thang một mình đi trên phố vắng lạnh lùng..
….Đôi chân buồn miên man trong gió mưa chập chùng
Bốn giọng ca nam Ngọc Việt, Trọng Quyền, Thiêm Phú và nguyên Hân cũng không kém phần xuất sắc.
Trần Ngọc Việt (alias Việt Đen), cựu sinh viên Poly-Montréal (promo 70-74), trình bài một bản nhạc Tango Pháp « Vous permettez Monsieur » của Salvatore Adamo, người ca sĩ gốc Sicile, nỗi tiếng qua những giòng nhạc Pháp trong thập niên 60-70.
Đào Trọng Quyền, ngoài là một MC, anh lại là một ca sĩ quen mặt của các buổi văn nghệ Montréal. Trong Phần II của tối văn nghệ, MC Trọng Quyền giới thiệu Bích Kiều trong bài Tình Lỡ. Theo lời mời của MC họ Đào, tất cả cựu sinh viên Laval đã vui vẻ, dìu nhau trong điệu Slow mùi mẫn này. Ca sĩ trẻ BK trong chiếc robe ngắn dể thương đã trình bày bản Tình Lỡ rất độc đáo. Ca sĩ Đào Trọng cũng khởi sắc trong hai bài SàigònNếu có yêu tôi.
 Một nhạc phẩm Anh « A whiter shade of pale – Procol Harum », điệu Slow buồn, đã được trinh bày qua tiếng hát Nguyên Hân…Bài hát này có nhiều ý nghĩa đặc biệt cho người nghe, có lúc tăm tố mịt mù, có lúc đầy tia hy vọng và hạnh phúc.
Tối thứ bảy, ngoài ban văn nghệ của bầu Mỹ Trang, còn có sự đóng góp đặc biệt của hai chị Bùi Hoàng Ánh (promo 68-69) và Xuân Mai (phu nhân của Trần Minh Dũng-Promo 68-72).
Trong bài thơ « Nghiêng nón » của Trần Quang Long, mặc dù không có tiếng sáo Nguyễn Đình Nghĩa, giọng ngâm của chị Hoàng Ánh vẫn làm ngất ngây người mộ điệu. Giọng ngâm của chị, cho ta về lại Laval củ ngày tháng cũ. Bài thơ NGhiêng nón thật là dể thương. Nhu đã viết, giọng ngâm của Hoàng Ánh là ngang ngữa với cơn đột phá ba miền Hồng Vân ngày xưa.
…Nếu nghiêng nón là từ khước…Sao loanh quanh, em chẳng chọn đường gần
Để đổi không khí, MC junior Nguyễn Đình Cường đọc một bài thơ Nghiêng nón khác của tác giả Ngân Dương để đáp lại bài Nghiêng nón của Trần Quang Long qua tiếng ngâm Hoàng Ánh.
Nàng hay đội nón che nghiêng,
Ghẹo nàng, chàng giả nói riêng một mình :
Ai kia nghiêng nón vô tình
Hay nghiêng nón để…liếc nhìn người ta?
Ông này, nói bậy không à!
Vậy em nghiêng nón để mà làm duyên
Ồ không.. đôi lúc gặp phiền,
Nón nghiêng trách kẻ…láo liên như chàng…
Tiếng hát Xuân Mai, người ca sĩ khả ái của Hầm Lú 78-79, tiếng hát nỗi bật hơn Thanh Hà, Thanh Hằng ngày nào, trong buổi tối thứ bảy, đã trình bày 2 nhạc phẩm Anh còn nợ em của Anh Bằng và Mon Amie La Rose của Francoise Hardy.
Xuân Mai, một tiếng hát có hồn. Hôm tối thứ sáu, bài Nữa hồn thương đau, đã được chị trình bày rất xuất sắc.
Văn nghệ tối thứ bảy, thật dài thật vui. Trên sàn nhảy, mọi người vui vẻ trong đủ thể điệu Rumba, Cha Cha, tango, Slow, Disco, Twist. Cặp Valentino Phạm Cơ và Kim Thuận trình bày đủ mọi vũ điệu. Bước nhảy vửng vàng của Quang & Trang đất Houston trông rất đẹp mắt. Trong điệu Twist, mọi người trông trẻ hẵn ra, không còn thấy đau khớp tay khớp xương đâu cả.
ĐẾn 12 giờ khuya là văn nghệ chấm dứt. Sau đấy là hình kỷ niệm. Ban nhiếp ảnh có các anh Đỗ Văn Hạnh, Nguyễn Thượng Chính, Phạm Ngọc Việt, Mạch Nhựt Hồng…
…Hình chụp rất đông đủ, mọi người thật đẹp….
Tối thứ bảy, thức ăn ngon, services tốt, tổ chức chu đáo, ban nhạc hay, ca sĩ hết mình, gặp đông đủ bạn bè cũ, hàn huyên, lòng người vui vẻ, một thành công mỹ mãn…

CHỦ NHẬT, 7 AOUT 2011
Sáng chủ nhật là một nối tiếp của tối thứ bảy. Từ 8h sáng, trong phòng Tre Monti, mọi người đã xuống ăn sáng đông đủ. Tiếng nói tiếng cười không dứt lời. Vui vẻ không thể tả. Ai nấy, đi hết bàn này, bàn nọ chào hỏi lẫn nhau. Ngoài cựu SV Laval, lại có thêm một số bạn hữu của ban nhạc Trần Mộng Cương.
ĐẾn 10 giờ sáng, tụ họp lại ở phòng Seigneurie II, anh Phạm Cơ thay mặt BTC nói đôi lời từ giã và hẹn tái ngộ trong kỳ họp mặt sắp tới. Lại một lần nữa, mọi người chụp hình kỷ niệm từ giã. Mọi người nói đùa, xin mời anh Phạm Cơ, là thành viên thường trực của những kỳ họp mặt sắp tới.
Sau khi rời phòng Seigneurie I I, trên terrasse, có một số đông người ngồi lại nói chuyện và ăn trưa tại Chanteclerc.
…Ra về, lòng vừa vui vẻ vừa luyến tiếc. Dư âm còn lại trong chúng ta....
DƯ ÂM
Tiêu biểu cho những người họp mặt, những bài viết của các anh chị Trần Bữu Long, Trần Thị Sen, Tô Thu Hà, Trần Khánh Thoại, Bùi Hoàng Ánh, Thúy Phượng, Bùi Mỹ Trang, Hồ Sĩ Tuấn Dũng, Bùi Văn Tâm, Phạm Cơ, Nguyễn Trọng Nghĩa…đã nói lên cái tình Laval đối với Laval. Dù mấy mươi năm xacách, vẫn là tình nghĩa huynh đệ. Cái tình thật đáng quý.